Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

5 ĐIỀU CẦN PHẢI CHUẨN BỊ KHI ĐỐI DIỆN NHÀ TUYỂN DỤNG


Mark Lyden cho rằng, không có gì phải ngại khi mang theo một danh sách câu hỏi với những gợi ý ngắn gọn cho câu trả lời. Trên mẩu giấy ấy, bạn nên ghi thêm những kinh nghiệm của bản thân để khi cần có thể vận dụng ngay mà không cần suy nghĩ quá lâu.

Tập hợp những thành tựu đã đạt được không có nghĩa là bạn khoe khoang mà chỉ khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn nhiều hơn mà thôi.
Được chọn vào vòng phỏng vấn nghĩa là bạn đã phần nào thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Lúc này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng.
CV và những bằng cấp đi kèm đã bước đầu giúp bạn thành công nhưng chưa đủ để giúp bạn có được vị trí công việc như mong muốn. Đối diện với nhà tuyển dụng, bạn cần tạo nên những khác biệt, nổi trội hơn so với các ứng viên khác trong thị trường lao động hiện tại.
Sau đây là 5 điều giúp bạn tạo nên sự khác biệt cho bản thân khi đối diện nhà tuyển dụng:
Thành tựu của bản thân
Theo Scott Brent - một chuyên gia phỏng vấn việc làm, khi đối diện với nhà tuyển dụng, CV và những giấy tờ trong hồ sơ dù ổn đến đâu cũng chưa đủ để ứng viên gây ấn tượng tốt trong cuộc phỏng vấn. "Dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào, kể cả CEO, CFO hay chỉ là một nhân viên bình thường, bạn tuyệt đối không nên quá chủ quan vào hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ. Điều cần thiết nhất bạn cần thể hiện với nhà tuyển dụng những thành tích của mình trong quá trình gây dựng sự nghiệp".
Tập hợp những thành tựu đã đạt được không có nghĩa là bạn khoe khoang mà chỉ khiến nhà tuyển dụng nhớ đến bạn nhiều hơn mà thôi. Hãy tập hợp những tài liệu khác có liên quan đến quá trình làm việc của bạn như một sáng kiến, một bài nghiên cứu đã được đăng tải trên báo chí hay bất kỳ một giải thưởng nào bạn từng đạt được... Đây là lúc bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rõ bạn có thể làm được những gì cho công ty. Những thành tựu đã đạt được trong quá khứ là một bằng chứng thuyết phục lúc này.
Ứng dụng công nghệ
Sử dụng iPad, iPhone hay máy tính cỡ nhỏ kiểu tablet sẽ tạo cho nhà tuyển dụng có cảm giác bạn là người cập nhật mọi thông tin và thường xuyên thích ứng với công nghệ mới.
David Chie, GĐĐH của Palo Alto chia sẻ: "Tôi luôn bị ấn tượng bởi những ứng viên sử dụng tốt iPad hoặc máy tính dạng tablet. Điều đó khiến tôi có cảm giác họ là những người làm việc mẫn cán và luôn cập nhật những điều mới mẻ". Bởi vậy, đây cũng là cách ứng viên có thể chứng minh khả năng của mình trước mặt nhà tuyển dụng.
Kế hoạch dài hạn
Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp là một chiến thuật vô cùng hữu ích khi đối diện nhà tuyển dụng. Việc lập kế hoạch này không chỉ cho thấy khả năng của bạn mà còn thể hiện sự sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi nghiên cứu về công ty và yêu cầu của vị trí cần tuyển, bạn hãy suy nghĩ những cách thức mới để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó có thể bao gồm những ý tưởng mới để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Có thể bạn không đủ thời gian trình bày hết với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhưng họ vẫn dành thời gian xem xét chúng sau khi bạn ra về.
Bởi vậy, Kathi Elster - một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho rằng, ứng viên nên mang theo những ý tưởng và kế hoạch cho vị trí mà họ ứng tuyển. "Bạn có thể làm điều này bằng cách nghiên cứu nhiều công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực, học hỏi mục tiêu và ý tưởng mới từ họ. Khi đã có được một kế hoạch lâu dài, việc thể hiện cho nhà tuyển dụng hiểu bạn không còn là vấn đề đáng ngại.
Kiến thức về công ty
Không chỉ nghiên cứu về công ty qua trang web, ứng viên nên từng bước mở rộng và đào sâu những thông tin có được về công ty. Ngoài những hiểu biết cơ bản, ứng viên cần nghiên cứu thêm khó khăn, thách thức công ty đang gặp phải.
Ann Middleman - một chuyên gia tuyển dụng lâu năm kể rằng: "Từng tham gia phỏng vấn ứng viên nhiều lần, điều tôi ấn tượng nhất là họ thực hiện những nghiên cứu về công ty. Tất nhiên, thông tin về công ty ngày nay rất dễ tìm kiếm qua mạng nhưng không ít ứng viên còn chịu khó đào sâu, nghiên cứu báo cáo tài chính, báo cáo theo quý, kiểm tra giá trị cổ phiếu hiện hành hay đơn thuần là tìm hiểu về giám đốc công ty... cho thấy kỹ năng nghiên cứu, trí thông minh và sự tự tin của ứng viên cũng như khả năng làm chủ trong công việc. Rõ ràng, ứng viên đó đã hiểu rằng, việc họ lựa chọn công ty cũng giống như công ty chọn ứng viên vậy.
Một chút thủ thuật
Đôi khi, một chút thủ thuật khi đối diện nhà tuyển dụng cũng có thể giúp bạn thành công. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho buổi phỏng vấn nhưng khi đối diện nhà tuyển dụng, sự căng thẳng, lo lắng khiến bạn quên mất vài điểm chính muốn đề cập.
Không có gì là sai trái nếu bạn có sẵn mẩu giấy đã liệt kê những điều cần nói và đưa ra sử dụng lúc này. Nên nhớ, chẳng ai quy định không được dùng một mẩu giấy với vài gợi ý nhỏ khi phỏng vấn, miễn sao bạn không nhìn chằm chằm và đọc trực tiếp từ mẩu giấy ấy.
Mark Lyden cho rằng, không có gì phải ngại khi mang theo một danh sách câu hỏi với những gợi ý ngắn gọn cho câu trả lời. Trên mẩu giấy ấy, bạn nên ghi thêm những kinh nghiệm của bản thân để khi cần có thể vận dụng ngay mà không cần suy nghĩ quá lâu.
Phỏng vấn là một cuộc trải nghiệm thú vị nhưng sự lo lắng quá mức đôi khi chỉ khiến bạn mất thời gian và đánh mất cơ hội. Việc chuẩn bị chu đáo từ kiến thức chuyên môn, hiểu biết về công ty, lòng nhiệt thành... là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng quá vội vàng trước mọi câu hỏi người phỏng vấn đưa ra, bởi điều đó chẳng chứng tỏ được điều gì cả. Vì thế, tốt nhất, sau mỗi câu hỏi, bạn nên có một vài phút suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. Lúc này, những mẩu giấy mà bạn mang theo sẽ phát huy hiệu quả.

5W-1H GIÀNH CHO MỘT THƯ CẢM ƠN HOÀN HẢO


Hãy khéo léo chú ý đến phong cách của người phỏng vấn. Liệu họ có phải là người thường xuyên nhân quá nhiều email và lời cảm ơn của bạn sẽ trôi tuột đi mất? Gửi thư qua đường bưu điện cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Liệu có nhất thiết phải gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn?
Theo khảo sát của CareerBuilder, 58% nhà tuyển dụng cho rằng việc này là CẦN THIẾT – 24% cho rằng RẤT CẦN THIẾT!
Đâu là “kịch  bản” hoàn chỉnh cho “Thư cảm ơn” sau phỏng vấn? Cùng CareerBuilder.vn vận dụng quy tắc 5W-1H để soạn thảo một nội dung đầy đủ và không kém phần chuyên nghiệp gửi đến nhà tuyển dụng.
Tại sao phải gửi (Why)?
Bên cạnh con số thống kê từ CareerBuilder, liệu bạn có thay đổi suy nghĩ khi việc gửi thư cảm ơn chính là cách gia tăng ấn tượng trước nhà tuyển dụng và hơn hết, đây là một cư xử lịch thiệp rất cần được phát huy.
Nên gửi đến ai (Who)?
Ngoài người phỏng vấn trực tiếp, hãy gửi thư cảm ơn đến tất cả những nhân vật bạn đã giao tiếp tại nơi phỏng vấn. Lưu ý: Trong trường hợp mọi người sẽ cùng so sánh thư, cần chắc chắn ràng văn phong, nội dung thư bạn gửi đi đều thống nhất.
Nội dung là gì (What)?
Gửi lời cảm ơn đến người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn, nhắc lại những điểm nổi bật trong buổi phỏng vấn, đề cập sự quan tâm của bạn dành cho vị trí đăng tuyển và kết thúc bằng lời bày tỏ nhận được hồi âm từ nhà tuyển dụng. Cuối cùng, đừng quên đặt chữ ký cũng như thông tin liên hệ phía cuối thư một cách chuyên nghiệp.
Gửi đến đâu (Where)?
Dù lựa chọn gửi thư qua đường bưu điện hay gửi thư điện tử, hãy cẩn thận kiểm tra địa chỉ bạn sử dụng là chính xác. Mọi nỗ lực gây ấn tượng sẽ hoàn toàn vô ích nếu thông tin bị trả về và người nhận thư lại chính là bạn.
Khi nào nên gửi (When)?
24 giờ sau buổi gặp mặt là thời gian “lý tưởng” nhất để gửi thư cảm ơn trước khi nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng và chắc chắn được họ vẫn còn ghi nhớ những thông tin đặc biệt về bạn. Nhanh nhẹn đi kèm cẩn thận chính là yếu tố quyết định thành công trong thời đại số hiện nay.
Gửi như thế nào (How)?
Hãy khéo léo chú ý đến phong cách của người phỏng vấn. Liệu họ có phải là người thường xuyên nhân quá nhiều email và lời cảm ơn của bạn sẽ trôi tuột đi mất? Gửi thư qua đường bưu điện cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Gần 2/3 nhà tuyển dụng chú trọng vào việc nhận được thư cảm ơn từ ứng viên. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội gây ấn tượng cùng nhà tuyển dụng và tiến gần đến công việc mơ ước, không chỉ sau những buổi phỏng vấn mà còn trong các giao tiếp công việc khác.


6 CÂU NÊN TỰ HỎI BẢN THÂN TRƯỚC KHI DỰ PHỎNG VẤN


Bất kể bạn tìm hiểu được thông tin này bằng cách gọi điện đến quầy lễ tân để có câu trả lời hay là lặng lẽ đến quan sát cách phục sức cùng tác phong của những nhân viên ra vào tòa nhà, thì bạn cũng nên biết trước rằng liệu mình nên mặc chiếc quần jean đẹp nhất hay là bộ vest chuyên nghiệp thì sẽ phù hợp hơn.


Trong khi tăng tốc cho cuộc phỏng vấn sắp tới, có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi lo lắng về những điều sắp được hỏi, câu trả lời mình đưa ra và làm thế nào có thể tạo ra ấn tượng đầu tiên tốt nhất. Hầu hết sự chuẩn bị thường tập trung vào thời gian mà bạn đối mặt với phỏng vấn viên.
Nhưng để sự chuẩn bị được đầy đủ 100%, thì có vài điều cần làm rõ trước khi bạn đến nơi phỏng vấn trong trang phục đẹp nhất của mình. Bởi vì hãy tin điều này: Nắm bắt mọi chi tiết dù nhỏ nhất – như ai là người bạn cần gặp, gửi xe ở đâu, cần đem theo giấy tờ gì – có thể tạo nên sự khác biệt lớn và tự tin cho bạn trong ngày phỏng vấn. Vì vậy trước khi đối diện với cuộc phỏng vấn việc làm tiếp theo của mình, hãy chắc rằng bạn đã trả lời được 6 câu hỏi quan trọng sau đây:
1.      Ai sẽ có cuộc họp với tôi?
Nếu bạn sắp gặp gỡ một nhà tuyển dụng, người sếp tiềm năng của bạn, một cộng sự sát cánh tương lai hoặc là cả hai, thì bạn sẽ muốn biết nhiều thông tin về tên, chức danh của người phỏng vấn ấy.
2.      Cần biết trước hình thức của cuộc phỏng vấn này không?
Liệu bạn sẽ phải đối diện với một buổi phỏng vấn nhóm không? Có lẽ bạn sẽ được tập trung lại cùng một nhóm các ứng viên khác và giao nhiệm vụ tạo ra một bài thuyết trình. Hoặc có thể, đây là đợt phỏng vấn lần lượt từng người một, mỗi người 30 phút. Dù bằng cách nào, nếu bạn biết trước thời gian hoặc hình thức sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị, tránh được những bất ngờ không hề dễ chịu ngoài ý muốn.
3.      Tôi mong đợi cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu?
Tôi đã từng thấy một cuộc phỏng vấn mà tôi nghĩ rằng sẽ kéo dài khoảng một giờ là cao nhất. Hóa ra nó đã được lên thời gian biểu từ 08:00 đến 12:00, sau đó tôi đã gặp năm đại diện nhân sự cấp bậc khác nhau trong tổ chức. Tôi ước phải chi mình mang theo chút gì đó để nhâm nhi!
4.      Tôi có phải mang theo gì không?
(Bên cạnh một vài bản sao hồ sơ xin việc của bạn, tất nhiên là bạn đã biết điều này)
Tùy thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển, công ty có thể yêu cầu bạn cung cấp vài thông tin về công việc hoặc hồ sơ cá nhân, và tình trạng xuất hiện với “hai bàn tay trắng” có khả năng sẽ giết chết cơ hội nắm bắt lấy công việc này.
5.      Tôi cần tìm hiểu về cách để đi đến nơi hẹn hoặc chỗ đỗ xe?
Không có cách nào đẩy bạn rơi ra khỏi cuộc chiến nhanh hơn khi bạn phát hiện ra đoạn đường phía trước nối bạn với địa điểm phỏng vấn đã bị cấm lưu thông do công trình xây dựng, do đó bạn cần nhanh chóng tìm ra một lối đi khác và đôi khi phải đi ngược lại tuyến đường cũ (điều này có lẽ khiến bạn đến muộn). Hoặc bạn phát hiện ra bãi đậu xe đã chật kín chỗ và bạn không biết đi đâu để gửi chiếc xe của mình.
6.      Trang phục quy định của cơ quan là gì?
Bất kể bạn tìm hiểu được thông tin này bằng cách gọi điện đến quầy lễ tân để có câu trả lời hay là lặng lẽ đến quan sát cách phục sức cùng tác phong của những nhân viên ra vào tòa nhà, thì bạn cũng nên biết trước rằng liệu mình nên mặc chiếc quần jean đẹp nhất hay là bộ vest chuyên nghiệp thì sẽ phù hợp hơn.
Biết trước những thông tin chi tiết kể trên kết hợp với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, nghĩa là bạn đã tự tạo ra một lối đi đến thành công cho mình trong mọi cuộc phỏng vấn.
Nào, bây giờ hãy hạ gục mọi vật cản phía trước và giành lấy vai trò mới!

CÁCH THÀNH CÔNG TRONG PHỎNG VẤN


Giữa “hằng hà sa số” ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ dành sự chú ý cho những ứng viên thật sự quan tâm đến vị trị ứng tuyển và công ty, cũng như thể hiện sự tôn trọng về thời gian của người phỏng vấn.


Phỏng vấn xin việc luôn là tình huống ít nhiều tạo nên tâm lý bồn chồn, lo lắng nơi các ứng viên. Bắt đầu từ thời điểm bạn nộp hồ sơ thành công, nhận lời mời phỏng vấn đến thời gian sau khi tham gia phỏng vấn, có rất nhiều điều ứng viên cần lưu ý thực hiện để chinh phục thành công một vị trí việc làm mơ ước.
Bạn đã trang bị cho bản thân một danh sách “Những điều cần làm trước, trong và sau phỏng vấn xin việc”? Nếu chưa, hãy cùng CareerBuilder.vn ghi nhớ 9 hướng dẫn dưới đây và tận dụng “bí quyết” xây dựng một ấn tượng thật chuyên nghiệp và tích cực trong mắt nhà tuyển dụng:
Trước buổi phỏng vấn
1. Chuẩn bị kỹ càng. Nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trực tiếp sẽ là một lợi thế lớn khi bước vào phỏng vấn.
2. Chuẩn bị phục trang chuyên nghiệp, lịch sự.
Tham gia phỏng vấn
3. Đến nơi phỏng vấn đúng giờ. Đây là quy tắc cơ bản luôn cần tuân theo để thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng với nhà tuyển dụng.
4. Đặt những câu hỏi xoay quanh doanh nghiệp và những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng.
5. Trong trường hợp bạn được giới thiệu đến buổi phỏng vấn qua một lời giới thiệu, gợi ý dành cho bạn là đừng quên nhắc đến tên người giới thiệu ấy. Điều này sẽ phần nào giúp bạn “củng cố” lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhà tuyển dụng.
6. Thuyết phục nhà tuyển dụng qua việc liên hệ tính thực tiễn của kinh nghiệm bạn đang sở hữu có thể áp dụng lên vị trí ứng tuyển hiện tại
7. Thể hiện bạn chính là “ẩn số sáng giá” mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Yếu tố then chốt tạo nên thành công cho ứng viên chính là việc tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp, hãy chủ động bày tỏ thiện chí đưa ra hướng đi mới cho những vấn đề khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
8. Đem theo giấy bút và ghi chú những điểm quan trọng xuyên suốt buổi phỏng vấn.
Sau buổi phỏng vấn
9. Gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Điều này vô cùng quan trọng.
Giữa “hằng hà sa số” ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ dành sự chú ý cho những ứng viên thật sự quan tâm đến vị trị ứng tuyển và công ty, cũng như thể hiện sự tôn trọng về thời gian của người phỏng vấn.
Bất cứ gắn kết nào bạn nỗ lực tạo ra cũng sẽ nâng cao nhận thức của nhà tuyển dụng về “thương hiệu cá nhân” của bạn. Nếu đầu tư thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng, áp dụng thực hiện những tiêu chí CareerBuilder.vn vừa đưa ra thì bạn hoàn toàn có thể để lại dấu ấn cá nhân, đánh bật hàng loạt đối thủ “đáng gờm” và cơ hội đạt được công việc mơ ước luôn nằm trong tầm tay với.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH MỘT BUỔI PHỎNG VẤN XIN VIỆC

Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để phỏng vấn bạn trong khi vẫn còn rất bận rộn với lịch công tác của mình. Nếu bạn không gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ không làm cho họ cảm thấy được sự cảm kích của bạn cho sự giành thời gian đó. Thêm vào đó, nếu bạn gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ được ghi nhớ nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng – điều này thực sự rất quan trọng trong việc bạn có cơ hội nhận được công việc này.



Quá trình xin việc và phỏng vấn xin việc của bạn bắt đầu từ khi bạn ra trường, cầm được tấm bẳng trên tay và mong muốn tìm được một công việc mơ ước. Sau một khoảng thời gian nộp hồ sơ đến nhiều công ty, cuối cùng bạn cũng đã có một cuộc gọi mời phỏng vấn. Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện bản thân và nắm bắt cơ hội được nhận việc. Tuy nhiên, để có được một buổi phỏng vấn suôn sẻ, bạn cần phải có sự chuẩn bị trước và tránh những điều dưới đây:
1.Không tìm hiểu về công ty.
2.Đến trễ.
3.Ăn mặc không phù hợp.
4.Đối nghịch với nhà tuyển dụng
5.Đưa ra những câu trả lời sáo rỗng
6.Không hỏi bất cứ câu hỏi nào
7.Trở nên quá áp lực
8.Nói chuyện ngoài lề
9.Mất tập trung
10.Quên nói lời cảm ơn
Hãy cùng nhau tìm hiểu lý do vì sao bạn lại thất bại khi mắc phải 1 trong 10 điều này nhé!
Không tìm hiểu về công ty
Trong quá trình phỏng vấn xin việc, chắc chắn bạn sẽ được yêu cầu hỏi nhà tuyển dụng một vài câu hỏi. Đây là cơ hội hoàn hảo để bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về vị trí công việc đang ứng tuyển; cũng như biết nhiều hơn về những hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ bị mất điểm khi hỏi về một điều gì đó mà bạn chưa thực sự tìm hiểu kỹ càng trước đó.
Do vậy, trước buổi phỏng vấn, bạn cần đọc trước những thông tin cơ bản về công ty trên website, tìm hiểu nhiệm vụ, sứ mệnh của tổ chức và đọc kỹ phần mô tả cụ thể của công việc đang ứng tuyển. Nếu muốn có sự chuẩn bị tốt hơn, bạn có thể đọc những tin tức gần đây của công ty để nắm tình hình và trao đổi thêm với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
Đến trễ
Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu bạn đến trễ trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không coi trọng buổi phỏng vấn. Làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ trong những ngày sau?
Để không mắc phải lỗi này, bạn nên xem bản đồ đường đi đến địa điểm phỏng vấn trước ít nhất một ngày. Bạn cũng có thể sử bản đồ và tìm đường đi để đảm bảo không bị lạc. Tốt nhất là trước ngày phỏng vấn bạn nên tranh thủ thời gian để đến nơi phỏng vấn trước để xem thời gian đến đó là khoảng tầm bao lâu. Cân chỉnh thời gian dự phòng, đảm bảo đầy đủ nhiên liệu để không bị hết xăng giữa đường nhé!
Không ăn mặc phù hợp với buổi phỏng vấn
Trong khi bạn và nhiều người luôn mặc định một điều rằng khi đi phỏng vấn phải ăn mặc một cách lịch sự, phù hợp, thì vẫn có những người đến phỏng vấn với những bộ trang phục nhăn nheo, quần jean rách hay để tóc ướt.
Để tạo ấn tượng tốt, trước buổi phỏng vấn, quần áo của bạn dự định mặc nên được giữ sạch sẽ, phẳng phiu, đảm bảo lịch sự và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tránh sử dụng nước hoa quá nồng nặc hay không phù hợp – đó sẽ là điểm trừ của bạn đấy.
Có thái độ tiêu cực trong buổi phỏng vấn
Những nhà tuyển dụng luôn mong muốn làm việc với những con người tích cực và những người đồng đội làm việc nhóm hiệu quả. Ngay cả khi bạn được yêu cầu trả lời lý do vì sao bạn lại rời bỏ công việc gần nhất, không nên thêm bất cứ lời bình luận tiêu cực nào trong câu trả lời của bạn. Điều này sẽ khiến bạn trở nên tệ hơn.
Trong quá trình phỏng vấn, tránh phàn này về sếp cũ, đồng nghiệp hay môi trường làm việc trước đó của bạn quá nhiều. Nhà tuyển dụng chắc chắn cũng sẽ không mong sẽ nghe bạn nói về họ như vậy với một nhà tuyển dụng khác khi bạn không làm việc ở đó nữa.
Trả lời rập khuôn
Không có điều gì là sai khi của sự chuẩn bị trước một buổi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, bạn không nên chuẩn bị quá nhiều cho những câu hỏi thông thường bởi vì các nhà tuyển dụng luôn muốn bạn thể hiện con người thật của mình, chứ không phải việc bạn đọc một bài báo nào đó và tìm thấy câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”
Trong quá trình phỏng vấn hãy sử dụng những câu chuyện của chính bạn, liên quan đến công việc mà bạn làm để làm cho những câu trả lời của bạn mang màu sắc của chính bạn nhiều hơn.
Không hỏi bất cứ câu hỏi nào
Khi bạn tương tác với một nhà tuyển dụng trong một buổi phỏng vấn, đó là thời điểm bạn cho họ thấy được sự quan tâm của bạn đến công việc này thực sự như thế nào. Nếu bạn chỉ ngồi đó để trả lời những câu hỏi được đưa ra mà không hỏi bất cứ một câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng chỉ đang trả lời những thứ bạn được chuẩn bị sẵn.
Trong quá trình phỏng vấn, hãy hỏi những câu hỏi về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. “Tại sao người làm việc tại vị trí này lại rời bỏ công việc?”, “Môt ngày làm việc điển hình của công việc này sẽ như thế nào?” Hãy hỏi những điều đó vào lúc này và những câu hỏi khác để có thể làm rõ hơn những điều mà bạn muốn biết.
Trở nên quá áp lực
Phỏng vấn xin việc là một điều quan trọng nhưng đừng để áp lực làm cho tâm trí bạn trở nên sợ hãi và bối rối. Bạn chỉ cần nhớ rằng, nếu bạn không biết hết những câu trả lời cho các câu hỏi trong buổi phỏng vấn thì cũng là điều bình thường thôi.
Do đó, trước ngày phỏng vấn, bạn nên đi ngủ sớm và có một giấc ngủ sâu cho tinh thần minh mẫn. Trong quá trình phỏng vấn, nếu bạn không biết phải trả lời như thế nào cho một câu hỏi nào đó, bạn cũng đừng nên hoảng sợ. Hãy thừa nhận là bạn không chắc về điều đó, nhưng có thể đưa ra suy nghĩ của bạn về nó một cách rõ ràng và phù hợp nhất. Không ai là hoàn hảo cả. Quan trọng nhất là bạn không được nói dối và không “làm màu” câu trả lời của mình.
Bạn nói chuyện ngoài lề
Thông thường mọi người thường thích nói về cá nhân và sẽ tiếp tục nói nếu cảm thấy không bị ngăn cản. Điều này có thể gọi là tạm chấp nhận với các phỏng vấn viên nhưng lại không phù hợp khi bạn là người ứng tuyển. Đừng kể lể về bản thân mình quá nhiều, bởi vì nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để tán gẫu với bạn.
Trong buổi phỏng vấn, bạn nên hạn chế trao đổi về những vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân hay không liên quan. Thay vào đó chỉ nên nói về những thông tin cá nhân khi trả lời một câu hỏi nào đó có liên quan đến mà thôi.
Bạn mất tập trung
Có rất nhiều thứ có thể làm bạn mất tập trung. Bạn có thể lo lắng về việc làm sao có thể trả lời những câu hỏi đúng theo yêu cầu, hay tự hỏi buổi phỏng vấn ngày mai cho một công việc khác đang cần bạn phải chuẩn bị. Tuy nhiên, những điều này có thể làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang không quan tâm đến công việc mà bạn đang phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn, hãy giữ cho suy nghĩ của bận tập trung vào buổi phỏng vấn. Mỉm cười và giữ quá trình giao tiếp bằng mắt để tránh mất tập trung.
Bạn quên nói cảm ơn
Nhà tuyển dụng đã dành thời gian để phỏng vấn bạn trong khi vẫn còn rất bận rộn với lịch công tác của mình. Nếu bạn không gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ không làm cho họ cảm thấy được sự cảm kích của bạn cho sự giành thời gian đó. Thêm vào đó, nếu bạn gửi đến họ một lời cảm ơn, bạn sẽ được ghi nhớ nhiều hơn trong mắt nhà tuyển dụng – điều này thực sự rất quan trọng trong việc bạn có cơ hội nhận được công việc này.
Sau buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể gửi một email cảm ơn. Hãy đảm bảo là nhà tuyển dụng sẽ nhận được thư cảm ơn này sớm nhất có thể. Và nếu bạn được phỏng vấn bởi một hội đồng, hãy đảm bảo gửi email cho từng người đúng với những nội dung mà bạn mong muốn gửi tới người đó, với những ấn tượng riêng biệt. Điều này sẽ giúp cho mức độ tương tác của bạn với người tuyển dụng tốt hơn.

10 SAI LẦM LỚN CỦA NGƯỜI MỚI TÌM VIỆC




Chaz pitts-Kyser, diễn giả về sự nghiệp và cuộc sống cho các chuyên gia trẻ đồng thời là tác giả sách “Embracing the Real World: The Black Woman’s Guide to Life After College” đã nói rằng những người trẻ thường không nhìn vào bức tranh lớn khi quyết định có nên hay không chấp nhận một vị trí làm việc mà thay vào đó tập trung quá nhiều vào tiền lương. “Nhưng họ sẽ vui được thế nào với một công việc có mức lương cao nhưng không có phúc lợi nào khác, việc đi lại thường xuyên gây đau đầu và khối lượng công việc khiến họ phát điên? Mọi thứ về công ty cũng như những gì họ có thể và không thể cung cấp cho bạn đều nên được cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận hoặc từ chối một lời mời làm việc.”

Có rất nhiều điều để nói về người mới lần đầu đi xin việc. Họ thường rất háo hức, nhiệt tình, có hiểu biết về công nghệ và luôn cập nhật các kỹ năng xu hướng mới nhất trong lĩnh vực họ theo đuổi.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người phải đến khi thành thạo công việc mới học được những điều cần phải biết. Dưới đây là 10 sai lầm mà các chuyên gia khuyên những người bắt đầu tìm việc nên lưu ý và cách để tránh những lỗi đó:
1. Đặt quá nhiều hy vọng vào điểm trung bình.
“Một sai lầm của những người lần đầu tiên tìm việc là tin rằng trình độ học vấn cao là yếu tố quan trọng nhất,” Stephanie Kinkaid, điều phối viên chương trình của Trung tâm Lãnh đạo và Nghề nghiệp Wackerle tại Đại học Monmouth, Illinois đã nói. “Sinh viên tốt nghiệp ra trường cần có phẩm chất lãnh đạo và khả năng trình bày rõ ràng về những kinh nghiệm có thể tạo nên một cá nhân toàn diện như thế nào.”
2. Tìm hiểu không đủ.
“Rất nhiều lần, ứng viên không nhận ra tầm quan trọng của việc tìm hiểu”, Debra Ann Matthewa, chuyên gia hướng dẫn viết lý lịch và giảng viên nghề nghiệp đã được chứng nhận nói. "Hãy học hỏi cách để có được việc làm... Đến thư viện và đọc về các công cụ tìm việc. Tới trung tâm việc làm của địa phương và xem họ có thể cung cấp những gì. Sau đó, đẩy những yêu cầu của mình đi một bước xa hơn – tìm xem có những tổ chức tương tự như vậy với các dịch vụ truyền thông xã hội hay không.”
3. Không cập nhật về các xu hướng ngành nghề.
“Sinh viên tốt nghiệp nên tìm hiểu không chỉ về công ty mà bạn ứng tuyển mà còn về cả lĩnh vực đó nói chung nữa,” Kinkaid nói. “Ví dụ, bạn đang bước vào lĩnh vực y tế, bạn nên có kiến thức về luật bảo hiểm y tế, và quy định nhà nước có ảnh hưởng đến y học cùng các vấn đề xã hội như thế nào.”
4. Chỉ cân nhắc về các công việc toàn thời gian.
“Ứng viên lần đầu tìm việc thường xem nhẹ lợi ích của công việc ngắn hạn, tạm thời và các dịch vụ giới thiệu việc làm,” Matthews nói. “Công việc tạm thời có thể trở nên giá trị vì nó mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm làm việc ở những nhiệm vụ khác nhau. Nhiều đơn vị có cung cấp các khóa đào tạo trên máy tính (CBT) để qua đó những người tìm việc có thể tham gia học, vận dụng vào hồ sơ của mình và tận dụng nó làm đòn bẩy để tìm kiếm công việc có chiến lược hơn.”
5. Chỉ tập trung vào các công việc liên quan đến bằng cấp của bạn.
Dylan Schweitzer, Giám đốc tuyển dụng của Enterprise Holdings, đã nói rằng những người mới bắt đầu tìm kiếm công việc thường nghĩ rằng họ chỉ có thể làm việc trong một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến chuyên môn đã học và chỉ có thể ứng tuyển vào một ngành nghề cụ thể. “Bạn đã tập trung vào học hỏi những chuyên môn mình quan tâm và hứng thú, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải đóng khung mình vào một dạng cơ hội việc làm.”
6. Khi dự phỏng vấn, chỉ nói về bản thân chứ không về công ty.
“Nhiều ứng viên đã dành hết thời gian trong cuộc phỏng vấn lần đầu của mình để trình bày rằng tại sao họ cần một công việc, họ muốn bao nhiêu phúc lợi từ công ty… thay vì nói về cách họ sẽ giải quyết các vấn đề cho công ty và có thể mang lại được bao nhiêu giá trị để đảm bảo rằng họ sẽ không được hỏi lại những điều này vào buổi phỏng vấn thứ hai hoặc khi có quyết định tuyển dụng”, Karen Southall Watts, nhà tư vấn, huấn luyện viên và diễn giả đã nói. “Ai cũng nhận thức được thực tế là mọi người cần một công việc. nhà tuyển dụng muốn biết lý do vì sao họ nên tuyển bạn, tại sao bạn là ứng viên xứng đáng để lựa chọn.”
7. Mặc trang phục không phù hợp trong môi trường chuyên nghiệp.
“Người tìm việc lần đầu thường không biết cách để xuất hiện với một trang phục phù hợp môi trường công sở,” Linday Witcher, Giám đốc phát triển tại RiseSmart, tổ chức chuyên cung cấp các giải pháp quản lý nghề nghiệp cho các công ty thế hệ mới, nói. “Cách bạn ăn mặc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của người khác về bạn và dù muốn hay không họ xem đó là chuyện nghiêm túc. Vì lý do đó, hãy đảm bảo bạn luôn ăn mặc chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn hoặc đến gặp những mối quan hệ mới. Nếu bạn không chắc cái nào là phù hợp, hãy hỏi ý kiến của vài người bạn tin tưởng là có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
8. Thiếu nhiệt tình.
“Sự nhiệt tình luôn quan trọng để xem xét khi tuyển một vị trí,” Witcher nói. Nếu bạn xuất hiện trong vẻ ngoài buồn chán hoặc nếu bạn không thể làm gì tốt hơn trong khi phỏng vấn hoặc gặp gỡ, thì các nhà quản lý nhân sự không thể xem bạn là một ứng viên tiềm năng. “Hãy thể hiện nhiệt tình không chỉ thông qua cuộc trò chuyện mà còn bằng những hiểu biết của bạn về công ty cũng như sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển.”
9. Chú trọng vào tiền lương.
Chaz pitts-Kyser, diễn giả về sự nghiệp và cuộc sống cho các chuyên gia trẻ đồng thời là tác giả sách “Embracing the Real World: The Black Woman’s Guide to Life After College” đã nói rằng những người trẻ thường không nhìn vào bức tranh lớn khi quyết định có nên hay không chấp nhận một vị trí làm việc mà thay vào đó tập trung quá nhiều vào tiền lương. “Nhưng họ sẽ vui được thế nào với một công việc có mức lương cao nhưng không có phúc lợi nào khác, việc đi lại thường xuyên gây đau đầu và khối lượng công việc khiến họ phát điên? Mọi thứ về công ty cũng như những gì họ có thể và không thể cung cấp cho bạn đều nên được cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận hoặc từ chối một lời mời làm việc.”
10. Dù biết nhưng vẫn nhận một công việc không hợp.
“Có những khoảng thời gian khó khăn và không phải lúc nào chúng ta cũng đủ sáng suốt để cố gắng chờ đợi được công việc trong mơ của mình,” Watts chia sẻ. “Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy cảm giác không ổn, bạn biết đây là một công việc gần như không khớp với các kỹ năng và cá tính của mình, hãy khôn ngoan để vượt qua. Nếu có điều còn chưa chắc, nên trao đổi với một người cố vấn trước khi có quyết định không thể thay đổi.”

BẠN CẦN CHUẨN BỊ GÌ CHO VÒNG PHỎNG VẤN VIỆC LÀM?

Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp là một chiến thuật vô cùng hữu ích khi đối diện nhà tuyển dụng. Việc lập kế hoạch này không chỉ cho thấy khả năng của bạn mà còn thể hiện sự sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi nghiên cứu về công ty và yêu cầu của vị trí cần tuyển, bạn hãy suy nghĩ những cách thức mới để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó có thể bao gồm những ý tưởng mới để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Có thể bạn không đủ thời gian trình bày hết với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhưng họ vẫn dành thời gian xem xét chúng sau khi bạn ra về.



Có thể nói, trong cả một quá trình tìm việc thì vòng phỏng vấn chính là vòng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có nên chọn bạn hay không? Nếu bạn tỏ ra úng túng, rụt rè, lo sợ khi  đối diện với nhà tuyển dụng thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự đánh mất cơ hội việc làm của mình.  
Sau đây là những  bí quyết giúp bạn đối diện thành công  với nhà tuyển dụng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hãy sử dụng nó như chìa khóa để mở ra cánh của việc làm cho bạn nhé!
Bình tĩnh và tự tin
Các nhà tuyển dụng cho rằng: Cuộc phỏng vấn là cơ hội để các ứng viên thể hiện bản thân.  Vì thế, khi đối diện với nhà tuyển dụng, các ứng viên hãy cố gắng giữ bình tĩnh, gạt bỏ mọi áp lực, căng thẳng để đối thoại một cách tự nhiên, tự tin thể hiện năng lực và trình độ của mình. 
Để bình tĩnh và tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng, ứng viên phải nỗ lực và đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm hiểu về công ty, cũng như chuẩn bị trang phục cho buổi phỏng vấn, tìm câu trả lời cho một số câu hỏi điển hình...  Nếu bạn không làm tốt những điều này, bạn sẽ không thể tự tin khi đối diện với họ và như thế  tức là bạn đang để cơ hội việc làm vụt khỏi tầm tay của bạn. 
Kiến thức về công ty
Tìm hiểu về công ty qua trang web, ứng viên sẽ có những hiểu biết cơ bản về công ty đồng thời tìm hiểu về những khó khăn, thách thức công ty đang gặp phải để có thể đối phó với những câu hỏi về giải quyết khó khăn, khủng hoảng của nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 
Nói về điều này, một chuyên gia tuyển dụng lâu năm chia sẻ: "Điều khiến tôi ấn tượng nhất khi phỏng vấn các ứng viên chính là cách họ thực hiện những nghiên cứu về công ty. Tất nhiên, thông tin về công ty ngày nay rất dễ tìm kiếm qua mạng nhưng không ít ứng viên còn chịu khó đào sâu, nghiên cứu báo cáo tài chính, báo cáo theo quý, kiểm tra giá trị cổ phiếu hiện hành hay đơn thuần là tìm hiểu về giám đốc công ty... cho thấy kỹ năng nghiên cứu, trí thông minh và sự tự tin của ứng viên cũng như khả năng làm chủ trong công việc. Rõ ràng, ứng viên đó đã hiểu rằng, việc họ lựa chọn công ty cũng giống như công ty chọn ứng viên vậy.
Chứng minh khả năng làm việc
Không chỉ dừng lại ở đó, các ứng viên muốn đối diện thành công với nhà tuyển dụng cần phải chứng minh được khả năng làm việc của mình cho nhà tuyển dụng. Bởi khi đã ứng tuyển vào bất cứ một công việc gì, ngoài CV/hồ sơ, bạn còn phải chứng minh được khả năng làm việc của bạn thông qua các tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của bạn như một sáng kiến, một bài nghiên cứu đã được đăng tải trên báo chí hay bất kỳ một giải thưởng nào bạn từng đạt được...
Đây là lúc bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy rõ bạn có thể làm được những gì cho công ty. Những việc bạn đã đạt được trong quá khứ là một bằng chứng thuyết phục giúp nhà tuyển dụng tin tưởng vào năng lực của bạn.
Xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp
Ngoài ra, xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp là một chiến thuật vô cùng hữu ích khi đối diện nhà tuyển dụng. Việc lập kế hoạch này không chỉ cho thấy khả năng của bạn mà còn thể hiện sự sáng tạo trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi nghiên cứu về công ty và yêu cầu của vị trí cần tuyển, bạn hãy suy nghĩ những cách thức mới để đạt được mục tiêu. Kế hoạch đó có thể bao gồm những ý tưởng mới để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Có thể bạn không đủ thời gian trình bày hết với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn nhưng họ vẫn dành thời gian xem xét chúng sau khi bạn ra về.
Có thể nói, đối diện với một nhà tuyển dụng là một cuộc trải nghiệm thú vị nhưng sự lo lắng quá mức đôi khi chỉ khiến bạn mất thời gian và đánh mất cơ hội. Việc chuẩn bị chu đáo từ kiến thức chuyên môn, hiểu biết về công ty, lòng nhiệt thành... là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng quá vội vàng trước mọi câu hỏi người phỏng vấn đưa ra, bởi điều đó chẳng chứng tỏ được điều gì cả. Vì thế, tốt nhất, sau mỗi câu hỏi, bạn nên có một vài phút suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời.